WHAT’S HOT?

Tìm hiểu về lịch sử Hồ Tây và khám phá những tên gọi khác ít ai biết

Hồ Tây là một hồ nước tự nhiên có diện tích lớn nhất nằm trong nội thành thủ đô Hà Nội. Từ hàng ngàn năm nay, vẻ đẹp của Hồ Tây đã được ghi chép và ngợi ca hết mực trong các tác phẩm văn chương, thi ca, lịch sử. Cho đến nay, đây vẫn luôn là một địa điểm nổi tiếng mà bất cứ ai đến thủ đô đều muốn ghé thăm một lần. Hãy cùng tìm hiểu về lịch sử Hồ Tây và khám phá 5 tên gọi khác ít ai biết của hồ trong bài viết sau đây nhé.

Lịch sử Hồ Tây qua sự hình thành và phát triển

lich su ho tay

Hồ Tây là một hồ ngoại sinh hay còn được biết đến là hồ nước tự nhiên lớn nhất tại Hà Nội với diện tích hơn 500ha và chu vi vòng hồ lên tới 18 km. Hồ có dạng lòng chảo, được tạo thành chủ yếu bởi quá trình ngưng đọng của sông Hồng trước khi dòng sông này thay đổi dòng chảy.

Có khá nhiều truyền thuyết lý giải về lịch sử Hồ Tây, trong đó, sách Tây Hồ chí có ghi rằng, Hồ Tây tồn tại từ thời Hùng Vương, lúc bấy giờ nơi đây có một bến giáp sông Hồng, thuộc động Lâm Ấp, cũng chính vì lẽ đó mà người ta đặt tên là bến Lâm Ấp, thuộc thôn Long Đỗ. 

Thời Hai Bà Trưng, vẫn chỉ có rất ít người sinh sống quanh khu vực hồ. Công việc thường ngày của họ là săn bắt thú rừng, đánh bắt tôm, cá và trồng trọt nông sản. Nơi đây được bao bọc bởi rừng, gồm một hệ sinh thái phong phú với nhiều loại cây khác nhau như tre, gỗ tầm, bàng,…, hệ thực vật bậc thấp như tảo, rêu,… các loài động vật hoạng dã vừa và nhỏ lẫn các loài thú quý hiếm.

Dưới thời nhà Lý và nhà Trần, Hồ Tây lúc bấy giờ trở thành một thắng cảnh. Nhà vua đã cho binh lĩnh khai hoang, lập ấp và nuôi tầm dệt lụa, dần dần cải thiện đời sống của nhân dân xung quanh hồ.

Những tên gọi khác của Hồ Tây

lich su ho tay

Đầm Xác Cáo

Đầm Xác Cáo được biết đến là cái tên đầu tiên của Hồ Tây, được nhắc đến trong Lĩnh Nam chích quái do Vũ Quỳnh và Kiều Phú soạn vào khoảng năm 1942. Cái tên Xác Cáo ra đời bởi sự tích Long Quân bắt và nuốt ăn sống một con cáo chín đuôi khổng lồ tại đây. Con cáo này thường xuyên tác oai tác quái, biến hóa khôn lường và làm hại dân lành sinh sống xung quanh khu vực hồ. Lạc Long Quân dâng nước sông Cái tràn vào phá tan sào huyệt của cáo chín đuôi. Nước xoáy mạnh suốt mấy ngày đêm, tạo thành chỗ đất trũng sâu đầy nước. Đây cũng chính là sự tích của cái tên Đầm Xác Cáo này.

Hồ Kim Ngưu

Cái tên hồ Kim Ngưu gắn liền với sự tích chú Trâu Vàng bay từ phương Bắc về phương Nam để tìm mẹ. Truyền thuyết kể rằng, một vị Thiền sư Minh Không đã đúc một chiếc chuồng đồng, sau khi đúc xong thì đánh một hồi chuông để báo hiệu cho người dân biết đất nước đã thái bình. Đúng lúc đó, Trâu Vàng ở phương Bắc đã nghe thấy tiếng chuông, chú lầm tưởng là tiếng mẹ bèn vội đứng dậy và chạy thật nhanh về phương Nam. Tuy nhiên, đến nơi thì tìm hoài vẫn không thấy mẹ, chú buồn bã mà lồng lộn dày xéo, nhảy lên nằm xuống, biến nơi đây thành một vũng sâu chứa đầy nước. Từ đó, người ta đặt tên hồ là Hồ Kim Ngưu.

Tây Hồ

Tây Hồ là cách đọc Hán Việt của hồ Tây, và hồ Tây cũng đã trở thành tên gọi gần gũi, được biết đến rộng rãi nhất đối với người dân Việt Nam. Khoảng năm 1573, hồ Tây được đổi gọi từ Duy Đàm sang Tây Hồ là bởi trùng với tên húy của vua Lê Thế Tông, ngoài ra, việc đặt tên này cũng được lý giải nhằm để so sánh với một hồ cùng ten nổi tiếng ở Hàng Châu, Trung Quốc. 

Bên cạnh đó, hồ Tây còn có những tên gọi đặc sắc khác gắn liền với rất nhiều truyền thuyết như Đoài Hồ, Lãng Bạc,…

Di tích lịch sử văn hóa

Hồ Tây dưới thời nhà Lý, nhà Trần đã được cải tạo trở thành danh lam thắng cảnh. Nơi đây được vua chúa xây dựng các cung điện để nghỉ dưỡng và tổ chức tiệc. Nếu đến thăm quan tại hồ Tây, bạn có thể chiêm ngưỡng nhiều di tích lịch sử như: chùa Kim Liên tại làng Nghi Tàm – quê hương của bà Huyện Thanh Quan, phủ Hồ Tây thờ Liễu Hạnh Công Chúa, làng Xuân La – nơi thờ bà tổ nghề dệt lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô,…

Bạn đã từng đến hồ Tây chưa? Nếu có dịp ghé thăm, đừng quên đi hết một vòng hồ và khám phá những địa điểm thú vị trên nhé. Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin hấp dẫn và bổ ích về lịch sử Hồ Tây. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x