Nhiều người vay vốn ngân hàng với mục đích chính là kinh doanh, mở rộng sản xuất. Tuy nhiên trong quá trình đó không ít người thua lỗ. Họ không còn đủ khả năng để trả nợ cho ngân hàng. Vậy nợ ngân hàng không trả có sao không? Bạn có phải ngồi tù. Hãy cùng giải đáp thêm qua thông tin bên dưới
Mục Lục
Phân chia 5 nhóm nợ ngân hàng hiện nay
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những loại nợ ngân hàng hiện nay để giải đáp nợ ngân hàng không trả có sao không.
Dựa vào lịch sử tín dụng, CIC (Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia) cho biết. Cơ quan này sẽ phân ra làm 5 nhóm nợ tín dụng.
- Nhóm thứ 1: Khoản dư nợ đủ chuẩn, thanh toán các khoản nợ trong hạn và nợ quá hạn dưới 10 ngày
- Nhóm thứ 2: Khoản dư nợ cần chú ý
+ Gồm các khoản nợ đã quá thời hạn từ 10 đến 90 ngày
+ Các khoản nợ cơ cấu lại kỳ hạn thanh toán
- Nhóm thứ 3: Khoản dư nợ dưới mức tiêu chuẩn
+ Các khoản nợ có thời gian quá hạn từ 30 đến dưới 90 ngày
+Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn thanh toán nhưng vẫn quá hạn 30 ngày
+ Khách hàng không đủ khả năng trả lãi nên được miễn hoặc giảm lãi
- Nhóm thứ 4: Nợ nghi ngờ mất vốn gốc
+Các khoản nợ quá hạn thanh toán từ 90 đến không quá 180 ngày
+Cơ cấu lại thời gian thanh toán nhưng vẫn quá hạn 30 đến dưới 90 ngày
+Khoản nợ điều chỉnh lại thời kỳ thanh toán lần 2
- Nhóm thứ 5: Nợ xấu có khả năng mất vốn
+Các khoản nợ quá hạn quá 180 ngày
+Cơ cấu lại thời gian thanh toán nhưng vẫn quá hạn trên 90 ngày
+Khoản nợ điều chỉnh lại thời kỳ thanh toán lần 2 nhưng vẫn không thanh toán
+Khoản nợ điều chỉnh lại thời kỳ thanh toán lần 3
Căn cứ vào thông tin do CIC cung cấp bạn cũng đã biết mình thuộc nhóm nợ nào. Bạn cần theo dõi để biết thời gian thanh khoản phù hợp cho mình
Nợ ngân hàng không trả có sao không?
Nếu bạn thuộc nhóm 3,4,5 nghĩa là bạn rơi vào nhóm nợ xấu. Nợ xấu là nợ khó đòi và ít có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Nợ xấu có được tính là vi phạm pháp luật hay không?
Khi khách hàng có nguyện vọng vay vốn sẽ cần ký kết hợp đồng và chấp nhận các điều khoản từ phía ngân hàng.
Trong toàn bộ các hợp đồng đều ghi rõ điều khoản về việc khách hàng không trả được nợ. Người đi vay cần thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn và thanh toán các khoản vay cả gốc lẫn lãi.
Nếu hết kỳ hạn thanh toán, trả nợ định kỳ mà người đi vay vẫn không hoàn thành đúng hạn. Đồng nghĩa với việc họ đã vi phạm hợp đồng được ký kết ban đầu. Ngoài việc vi phạm hợp đồng tín dụng với ngân hàng. Họ còn vi phạm luật dân sự theo quy định của hệ thống pháp luật nước ta.
Vì vậy bạn cần thanh toán các khoản nợ theo đúng thời hạn tín dụng. Để có thể tránh phải vi phạm pháp luật với quy định hiện hành.
Nợ ngân hàng không trả có bị kiện ra tòa không?
Vậy nợ xấu có gặp phải vấn đề gì không? Và có bị ngân hàng truy tố? Trên thực tế thì bạn hoàn toàn có thể bị kiện ra tòa. Tuy nhiên, không phải cứ thuộc nợ xấu là ngân hàng sẽ khởi kiện.
Ngân hàng sẽ cử nhân viên xử lý về nợ xấu gọi điện, nhắn tin,… để nhắc nhở và thu nợ từ bạn. Nếu bạn quá khó khăn trong việc trả nợ gấp. Bạn cần liên hệ đến ngân hàng để xin gia hạn thêm thời gian trả nợ
Đối với trường hợp người đi vay quỵt tiền, có ý định trốn nợ ngân hàng. Họ không chịu hợp tác hay hoàn toàn không thể hoàn thành việc trả vốn gốc và lãi cho ngân hàng. Những trường hợp này ngân hàng buộc lòng phải khởi kiện. Lúc này người đi vay sẽ bị truy tố theo đúng với quy định pháp luật ban hành.
Các hình thức xử phạt khi “quỵt” nợ ngân hàng
Khi bị kiện ra tòa, bạn bắt buộc phải chịu những hình thức xử phạt hiện có. Điều tiên quyết là bạn phải thanh toán số tiền nợ của mình cho ngân hàng. Số tiền nợ bao gồm tiền gốc và tiền lãi trong kỳ hạn, gốc và lãi quá kỳ hạn. Tùy vào mức độ nợ ngân hàng, hình thức xử phạt sẽ khác nhau như:
- Khoản vay có giá trị tài sản thế chấp:
- Bán tài sản thế chấp như trong hợp đồng ký kết. Tài sản sẽ được bán với mức đấu giá thấp nhất để thanh toán nợ xấu cho ngân hàng.
- Khoản vay tín chấp đối với người vay tại ngân hàng:
- Thu hồi tất cả các thu nhập của người có nợ
- Khai thác toàn bộ tài sản
- Chuyển giao tất cả tài sản, đồ vật,… có giá trị
- Tịch thu, trừ tiền từ tài khoản của người chịu án. Xử lý các giấy tờ có giá trị của họ.
- Xử lý tất cả các tài sản có giá trị như xe, nhà cửa,… đứng tên của người chịu án. Bao gồm tài sản do bên thứ ba nắm giữ.
- Bắt buộc người chịu án được hoặc không được thực hiện một số công việc theo quy định.
Vì vậy khi có xảy ra trường hợp nợ xấu, bạn cần hợp tác và thành thật khai báo với ngân hàng. Từ đó ngân hàng sẽ có hướng giải quyết phù hợp và ổn thỏa cho đôi bên. Qua bài viết này bạn đã giải đáp được câu hỏi nợ ngân hàng không trả có sao không? Hy vọng bạn tuân thủ đúng hợp đồng tín dụng để tránh vướng vào vòng pháp luật.