WHAT’S HOT?

So sánh tấm lợp lấy sáng polycarbonate và nhựa composite

Hiện nay, những tấm lợp lấy sáng đang dần trở nên phổ biến và thay thế cho các tấm lợp mái kính thông thường. Trên thị trường có hai loại tấm lợp lấy sáng được sử dụng nhiều nhất đó là tấm lợp lấy sáng Polycarbonate và nhựa Composite. Vậy ưu và nhược điểm của từng loại trên là gì? Cùng Sơn Băng tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Tấm lợp lấy sáng Composite

Nhựa Composite còn gọi là nhựa gia cường sợi thuỷ tinh FRP, có khả năng truyền sáng và có tính dẻo cao, đa dạng các tính năng sử dụng. Ngoài ra, nhựa Composite cũng được làm nguyên liệu sản xuất nhiều loại sản phẩm như ống thoát nước, lốp ô tô,… Đặc biệt với độ trong suốt, chúng còn được sản xuất thành tấm lợp lấy sáng Composite.

Ưu điểm nổi trội của tấm lợp nhựa Composite

Tấm lợp lấy sáng nhựa Composite có một số ưu điểm nổi bật như:

  • Có tính đàn hồi, chịu lực va đập tốt nên không bị ảnh hưởng được tác động của thời tiết lâu dài. Cách nhiệt, cách âm, nên vệ sinh dễ dàng
  • Không bị ăn mòn bởi axit nên thường được sử dụng làm mái che, tấm trần, tường chắn cho các nhà máy…
  • Được làm từ nhựa tổng hợp nên độ dẻo tốt, dễ tạo hình và thay thế cho kính thuỷ tinh hiệu quả.

Nhược điểm của tấm lợp nhựa Composite

Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội là vậy, nhưng tấm lợp nhựa Composite có những nhược điểm sau:

  • Nhựa lấy sáng Composite có khả năng lấy sáng tốt nhưng độ trong của ánh sáng khiến không gian kém thẩm mỹ hơn.
  • Sản phẩm có chi phí sản xuất cao nên báo giá cũng thường cao hơn so với tấm lợp Polycarbonate nên chỉ phổ biến trong sản xuất nông nghiệp, không ứng dụng nhiều trong lấy ánh sáng sinh hoạt.

Tấm lợp lấy sáng Polycarbonate

Nhựa Polycarbonate là một loại nhựa nhiệt dẻo, trong suốt bao gồm các hợp chất Polymer được liên kết với nhóm Cacbonat. Được sản xuất với đa dạng các màu sắc khác nhau, có thể làm mờ hoặc trong suốt, có độ truyền ánh sáng tốt (tương đương với thuỷ tinh) nhưng vẫn bền và có khả năng chống va đập tốt.

Nhờ những lợi ích mà nhựa Polycarbonate mang lại đã giúp ngành xây dựng giải quyết được nhiều bất cập trong các công trình rất nhiều. Một trong những vật liệu của nhựa Polycarbonate được ứng dụng nhiều nhất chính là tấm lợp lấy sáng Polycarbonate.

Xem thêm Bảng báo giá tấm lợp lấy sáng Polycarbonate tại Sơn Băng: https://sonbang.com/tin-tuc/bang-bao-gia-tam-lop-lay-sang-polycarbonate-67.html 

Ưu điểm vượt trội của tấm lợp lấy sáng Polycarbonate

Tấm lợp lấy sáng Polycarbonate có nhiều tính năng ưu việt không thể không nhắc đến chính là:

  • Có khả năng lấy sáng tốt (89-93%) so với thuỷ tinh
  • Chịu lực tốt, chịu ăn mòn của ánh sáng hiệu quả. (Tuy nhiên, phụ thuộc vào từng loại tấm lợp Poly đặc hay rỗng ruột, dạng phẳng hay bước sóng mà độ chịu lực, độ dẻo khác nhau)
  • Khả năng chống ăn mòn tốt, có thể uốn cong hiệu quả theo địa hình nhờ có thêm các sợi thủy tinh liên kết.
  • Những tấm lấy sáng Poly luôn được phủ lớp UV, chống các tia từ ngoại từ ánh nắng mặt trời
  • Màu sắc đa dạng để người dùng lựa chọn theo nhu cầu và không gian phù hợp nhất
  • Có giá thành rẻ hơn so với kính cường lực nhưng lại bền hơn tấm lợp mica, tấm nhựa composite,

Nhược điểm của tấm lợp Polycarbonate

Đi kèm với những ưu điểm tuyệt vời, tấm lợp lấy sáng Polycarbonate cũng có một nhược điểm chính là độ sáng và độ trong tuy cao nhưng vẫn không bằng kính thuỷ tinh. Ngoài ra, chi phí đầu tư ban đầu cao nhưng bù lại chi phí bảo trì và bảo dưỡng sau khi sử dụng sẽ rất thấp.

Nên dùng tấm lợp lấy sáng Polycarbonate hay Composite?

So với tấm lợp lấy sáng Composite, tấm lợp Polycarbonate có khả năng ứng dụng rộng rãi và linh hoạt hơn, nhựa PC có thể được sử dụng cả công trình nhà ở, công nghiệp hay thậm chí là nông nghiệp. Trong khi đó, nhựa Composite chủ yếu chỉ sử dụng cho các công trình công nghiệp hoặc công trình không phải nhà ở.

Mặc dù hai loại tấm lợp đều có khả năng đáp ứng tốt các cấu trúc thi công nhà công nghiệp, giúp giảm tải trọng và rút ngắn thời gian thi công. Tuy nhiên, tấm lợp Composite sau 4-5 năm sử dụng sẽ bị bạc màu, giảm tính năng so với lúc đầu, sẽ phải thay thế sau một khoảng thời gian ngắn. Còn đối với tấm lợp Polycarbonate, thời hạn sử dụng có thể lên tới 15 năm, đồng thời khả năng bền màu cũng lâu hơn.

Như vậy, tấm lợp lấy sáng Polycarbonate thường được đánh giá cao hơn bởi hình thức trong trẻo, sắc nét gần giống với thuỷ tinh, rất thích hợp làm tấm lợp mái, panel tường cho các đơn vị công nghiệp, nhà ở yêu cầu cao về ánh sáng. Trong khi đó, nhựa Compóite thường được sử dụng để làm vật liệu cho ngành công nghiệp.

Các loại tấm lợp lấy sáng Polycarbonate thông dụng hiện nay

Trên thị trường, tấm lợp lấy sáng Polycarbonate có đa dạng các loại để linh hoạt ứng dụng

vào từng công trình khác nhau, cùng tìm hiểu tấm lợp lấy sáng Polycarbonate có những loại nào thông dụng hiện nay nhé!

Tấm lợp lấy sáng poly đặc ruột

so-sanh-tam-lop-lay-sang-polycarbonate-va-nhua-composite-1

Tấm lợp lấy sáng Polycarbonate đặc ruột được tạo thành bởi sự hòa trộn của 2 chất liệu polymer và cacbonat. Vật liệu này có bề mặt nhẵn, đặc thiết kế theo dạng phẳng và độ dẻo tốt, sở hữu kích thước đa dạng (tùy thuộc vào từng đơn vị sản xuất) có thể ứng dụng dễ dàng trong thi công ở mọi công trình.

Với ưu điểm là

  • Đặc ruột nên có thể thích nghi tốt với thời tiết xấu như mưa lớn, gió giật, bão, nắng gắt,…
  • Có khả năng chống cháy, ngăn chặn khả năng cháy nổ trong những trường hợp nguy cấp
  •  Mặt ngoài tấm lợp đặc phủ lên lớp sơn chống tia UV, giúp giảm những tác hại từ ánh sáng mặt trời.
  • hạn sử dụng lâu, bền có thể lên tới 20 năm.

Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm trên, chúng cũng có những nhược điểm cần được nhắc tới:  

  • Có trọng lượng và cân nặng hơn các loại tấm lợp thông thường khác
  • Khi đặt vào môi trường có nhiệt độ quá nóng lớn hơn 30 độ C thì có khả năng bị giãn nở.
  • Giá tấm lợp lấy sáng thông minh dạng đặc có giá thành cao hơn các sản phẩm khác

Tấm poly lấy sáng rỗng ruột

so-sanh-tam-lop-lay-sang-polycarbonate-va-nhua-composite-2

Tấm poly lấy sáng có dạng rỗng vì có nhiều lớp polycarbonate xếp chồng lên nhau, tuy nhiên nhờ đó mà dạng rỗng có những khoảng trống ở giữa giúp tạo sức chống chịu, chịu nhiệt tốt. Sử dụng loại lấy sáng rỗng này có thể đem lại thẩm mỹ cao, tiết kiệm chi phí và thời gian thi công.

Với ưu điểm là

  • Có khối lượng nhẹ, có độ dẻo tốt, phù hợp với những khách hàng có ngân sách thấp, ít vốn đầu tư
  • Có lớp phủ tia UV tốt, tránh được nhiều tác hại từ mặt trời
  • Có mức giá thấp, phù hợp với nhiều nhu cầu khách hàng
  • Khả năng chịu nhiệt, cách âm ở mức tiêu chuẩn

Ngoài ra, nhược điểm:

  • It có khả năng chịu lực, ít thích nghi tốt với điều kiện thời tiết xấu
  • Độ bền về năm tháng thấp khoảng 8 – 10 năm tuổi
  • Vật liệu rỗng này có thể phát sinh thêm nhiều côn trùng sinh nở, mối mọt khiến mất thẩm mỹ.
  • Tấm poly rỗng ít bán lẻ, không phù hợp với những công trình có quy mô nhỏ

Dịch vụ cung cấp tấm lợp lấy sáng giá rẻ, uy tín, chất lượng tại Sơn Băng

Tấm lợp lấy sáng đang ngày càng được ưa chuộng, chúng không chỉ tiện lợi, ứng dụng linh hoạt với mọi công trình mà còn là một giải pháp giúp tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với các vật liệu khác. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường đang tràn lan rất nhiều hàng giả, hàng nhái vì vậy tìm một đơn vị mua vật liệu tấm lớp sáng thông minh uy tín rất quan trọng.

Đến với Sơn Băng, bạn sẽ không còn lo lắng về những điều trên, Sơn Băng tự hào là đơn vị cam kết hàng tấm lợp lấy sáng thông minh đạt chuẩn theo thông số kỹ thuật, giá thành phải chăng, bảo hành dài hạn và có đủ các chứng nhận chất lượng.  

Với hơn 11 năm kinh nghiệm cung cấp vật liệu cho nhiều dự án lớn, luôn hướng tới những sản phẩm chất lượng, chuyên nghiệp, và  có giá trị lâu dài – bền vững theo thời gian, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của bạn.

Nếu bạn có cần tìm mua tấm lợp lấy sáng thông minh uy tín, chất lượng, đa dạng về mẫu mã và màu sắc, hãy liên hệ ngay Sơn Băng để được tư vấn nhé!

  • Địa chỉ: 286-396 Quốc Lộ 1A, Phường Tam Bình, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0898.123.114 – 0979.901.131 Ms. Thu Trâm
  • Email: [email protected][email protected]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read also x